Trang chủ Bài họcNgữ pháp tổng hợp

​Kinh nghiệm các bạn học viên trong các kỳ thi học tiếng Đức

Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng đức hiệu quả và một số mẹo khi đi thi chứng chỉ tiếng đức thành công.

Bạn đã thì rớt nhiều lần các chứng chỉ tiếng đức mặc dù bạn rất chăm chỉ nhưng bạ vẫn thi rớt. Bạn đặt rat câu hỏi tại sao học tiếng đức không đạt được hiệu quả? Câu trả lời cho bạn là có lẽ bạn đã học sai phương pháp khiến việc bạn học không hiệu quả. Vậy để học tiếng đức hiệu quả và vượt qua dẽ dàng các bài khiểm tra thì các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây!

Học tiếng đức nhanh và hiệu quả
Học tiếng đức nhanh và hiệu quả

 
>>Xem thêm tại đây: Cách tự học tiếng đức hiệu quả
 

Một số kinh nghiệm học tiếng Đức làm phần thi viết và trắc nghiệm.

* Đọc lướt rồi đọc kỹ khi chưa hiểu đề

Chẳng có gì ngớ ngẩn hơn là khi bạn đã làm được một nửa thời gian và phát hiện ra mình đang… đi nhầm hướng. Hãy đọc cho thật kĩ đề bài, dành từ 1*2 phút, hoặc có thể nhiều hơn một chút để nghiền ngẫm thật kĩ những câu hỏi được đưa ra trong bài thi. Bằng cách đó, bạn có thể trả lời trúng trọng tâm đề bài.

Ngoài ra, hiểu chắc câu hỏi còn giúp các sĩ tử của chúng ta cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Một tâm lí vững chắc là động lực học tiếng Đức tốt giải quyết những câu hỏi siêu khó còn lại trong bài.

* Cân đối thời gian làm bài thi

Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phân bổ thời gian thật hợp lí cho số câu hỏi có trong đề thi. Ví dụ đề thi có 3 câu với thang điểm là 6 * 2 * 2, hãy ưu tiên cho câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho 2 câu 2 điểm kia. Nếu đề quá dài trong khi thời gian hạn hẹp, hãy cố gắng làm mỗi câu một ít.

Nói cách khác, bạn không nên bỏ trắng bất kì câu nào, dù nó ít điểm. Có thể bạn hiểu rất rõ câu 8 điểm, nhưng nếu dành trọn thời gian cho nó, bạn sẽ chỉ được cao nhất là 8 điểm mà thôi.

* Thư giãn nếu bạn gặp căng thẳng

Nếu cảm thấy quá lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành bài thi một cách hoàn hảo, bạn nên dành vài phút để trấn tĩnh thinh thần. Hít thở thật sâu, khẽ massage cổ và phần trán trước… Những động tác nhẹ nhàng có thể giúp bạn giải tỏa áp lực tâm lí trước những câu hỏi hóa búa.

Đừng vội bỏ qua khi đề bài có vẻ vượt quá sức của bạn, bạn đã từng học rất chăm chỉ, vì vậy hãy bắt đầu với những kiến thức mình có. Nhất Việt khuyên bạn hãy suy nghĩ cẩn thận và đừng từ bỏ bất cứ tín hiệu nào có thể đưa đến một đáp án chính xác. Khi bạn đang thi, chỉ cần nghi ngờ khả năng học tiếng Đức của mình một chút thôi, bạn cũng có thể tự biến đề bài rắc rối lên đôi ba lần rồi đấy!

* Không nên nộp bài sớm

Trong hầu hết các kì thi, các thầy cô giám thị sẽ cho phép bạn được nộp bài sau khoảng 2/3 thời gian làm bài. Nếu bạn đã hoàn thành xong bài làm và chắc chắn về các đáp án của mình, bạn có thể nộp sớm để tránh cảnh tắc nghẽn khi tiếng chuông hết giờ vang lên.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, nộp bài sớm đồng nghĩa với việc bạn đã tự cắt giảm cơ hội được kiểm tra lại một lần nữa bài làm của mình. Trong một cuộc thi quan trọng, nửa điểm cũng vô cùng quan trọng. Bạn chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để làm thật tốt bài của mình, dành thêm vài phút để dò lại cũng là rất xứng đáng mà.

 

Kinh nghiệm học tiếng Đức thi phần nói

Trước khi đi thi phần này bạn nên chuẩn bị điều này ở nhà: Gạch ý và chọn ra khoảng 15 mẫu câu bạn thích sử dụng và dễ sử dụng nhất để diễn tả các ý thật linh hoạt và tự nhiên cho cả hai phần nói cặp và thuyết trình. Dù bài nói của bạn không hoa mỹ, cũng không sử dụng quá nhiều câu và ngữ phức tạp, dài dòng, nhưng quan trọng là bài nói đơn giản, súc tích, bố cục rõ ràng và thầy cô có thể hiểu bạn đang nói về cái gì một cách dễ dàng.

Luyện kỹ năng nói khi học tiếng đức
Luyện kỹ năng nói khi học tiếng đức

 
>>>Xem thêm: Cách học tiếng đức nhanh và hiệu quả

* Không nói ngọng, nói lắp mà hãy nói rõ ràng chậm rãi

Hạn chế nói ngọng là điều đầu tiên bạn có thể ghi được điểm. Bạn muốn đối phương hiểu được ý của bạn, có thể chưa cần nói hay nhưng đầu tiên phải nói được chuẩn hoặc gần chuẩn. Tật nói ngọng sẽ khiến bạn mất điểm rất nhiều ở phần đánh giá Aussprache (phát âm).

* Ngồi với tư thế ngay ngắn, nhìn vào đối phương khi nói

Ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, tay có thể đặt lên bàn hoặc đặt lên đùi, thể hiện được sự thoải mái, tự tin là điều đầu tiên để gây cảm tình với thầy cô và đôi khi sẽ chấm điểm thoáng hơn cho bạn. Khi nói, bạn hãy nhìn vào đối phương (nhìn vào bạn cùng thi khi thi phần nói cặp và nhìn vào thầy cô giáo khi thi phần thuyết trình cũng như phần trả lời câu hỏi). Tuyệt đối tránh nhìn lên trần nhà hay một vị trí vô định. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn đang thiếu tự tin. Đoạn cuối khi cảm ơn thầy cô đã lắng nghe, bạn cũng có thể cười nhẹ chứ mặt đừng hình sự quá, sẽ khiến thầy cô thấy bạn không thân thiện hoặc không tự tin, quá lo lắng khi học tiếng Đức với các kỳ thi quan trọng này.

* Trước ngày thi hãy tìm bạn nói chung với mình

Danh sách chia cặp thi nói thường được công bố trước 2*3 ngày, vì vậy các bạn hãy lên một số nhóm học tiếng Đức để tìm bạn thi nói của mình và tranh thủ trao đổi với bạn đó ít nhất 1 buổi trước khi thi.

* Sử dụng mẫu câu đơn giản

Bạn cần sử dụng những từ ngữ và mẫu câu thật đơn giản, dễ hiểu, không giống như khi thi viết là bạn cần sử dụng những từ ngữ và mẫu câu thật hay. Bạn chỉ cần nắm vững được khoảng 10 – 15 cấu trúc câu cơ bản là có thể vận dụng linh hoạt trong bài thi nói rồi.Nếu bạn cố gắng sử dụng từ và mẫu câu phức tạp sẽ rất khó để học. Vậy là bạn buộc phải học thuộc lòng từng bài một như vẹt. Khi vào phòng thi, chỉ cần bạn quên một ý là ngay lập tức sẽ bị ngắc ngứ, rồi có khi mất bình tĩnh còn không nói được nữa. Đấy là chưa kể nếu có quá nhiều đề cần ôn thì làm sao bạn học thuộc được hết những bài nói đó với bao nhiêu từ và cấu trúc không quen thuộc và phức tạp.

Còn nếu sử dụng từ và cấu trúc đơn giản, bạn có thể dễ dàng học nhờ cách gạch đầu dòng và sử dụng ngay những từ ngữ dễ hiểu của mình.

* Nhấn mạnh vào những động từ khi nói

Bạn nên nói chậm rãi, rõ ràng. Bạn nên nói trọn một ý hoặc trọn một câu rồi ngắt nhịp, chứ không nên đang nói thì nghỉ cả một đoạn dài rồi mới nói động từ (vì động từ đặt ở cuối câu), kiểu như: Du hast doch sicher von dem Rockfestival gehört, das hier Ende des Mon…. stattfindet. Như vậy người nghe sẽ không hiểu.

Hơn nữa, các bạn cũng biết rằng, động từ đứng ở cuối câu, vì thế nếu các bạn nói quá nhanh hoặc quá nhỏ để thầy cô không nghe được động từ thì chắc hẳn thầy cô không hiểu bạn đang nói gì. Thế nên khi nói 1 câu, có một điều rất quan trọng là bạn cần đặc biệt nhấn giọng và nói thật rõ ràng động từ ở cuối câu.


Nguồn internet.

Chia sẻ bài viết : Facebook Google Twitter