Trang chủ Bài họcNgữ pháp tổng hợp

​Kinh nghiệm dạy trẻ em học tiếng đức

Nhận thức được sự quan trọng của ngoại ngữ nên rất nhiều ông bố bà mẹ ngày nay đã cho con em mình đi học ngoại ngữ từ khi còn bé.

Ngày nay ngoại ngữ rất quan trọng trong cuộc sống và tương lai công việc của chúng ta. Vì vậy các phụ huynh ngày nay đã cho con cái của họ học ngoại ngữ từ sớm. Và tiếng đức là một ngoại ngữ được rất nhiều phụ huynh chọn cho con em mình theo học, một ngôn ngữ rất có tương lai cho con em họ. Trẻ nhỏ như những tờ giấy trắng nên thế việc cho trẻ em học sai cách sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiên thức của trẻ. Thế nên bài viết này chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm học tiếng đức dành cho trẻ em như sau:

Kinh nghiệm học tiếng đức giành cho trẻ em
Kinh nghiêm học tiếng đức giành cho trẻ em

 

1. Không nên cho trẻ học ngoại ngữ quá sớm.

Trong não bộ chúng ta, đa số vùng ngôn ngữ  do bán cầu não trái đảm nhận chức năng tư duy. Não bộ được cấu tạo có khuyng hướng rõ ràng, tất cả những người bình thường, dù là ở nước nào, đều có khả năng học được nhiều ngoại ngữ, đôi khi là học cùng lúc. Cho dù là trẻ em, các em cũng đã có khả năng đó và học ngôn ngữ theo cách nghe, quan sát, tiếp nhận và nhớ ngôn ngữ. 

Gia đình chính là những người tác động lớn nhất tới trẻ trong quá trình trẻ nói thứ tiếng đầu tiên của mình nhất là người giao tiếp với các em nhiều nhất có thể là mẹ hoặc bà. Trẻ em được tiếp xúc với thứ tiếng chính gốc, ngôn ngữ mới sinh ra hàng ngày, từ việc nghe, nói chuyện với ông bà, cha mẹ, giao tiếp với những người xung quanh, xem tivi, nghe radio… Có thể hiểu, tiếng mẹ đẻ đã chiếm một vùng khá lớn trong não của trẻ. Và điều kỳ diệu là trẻ nhỏ vẫn đang có thể sử dụng được sự am hiểu bẩm sinh đó trong những chiến lược học ngôn ngữ của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và chúng ta sẽ sớm nhận thấy rằng, các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học các ngoại ngữ khác như tiếng Đức hay tiếng Anh.

Tuy nhiên việc học liên tiếp trong hai ngôn ngữ có thể đem đến sự nhầm lẫn trong hệ thống tư duy ngôn ngữ của các em hay không ? Các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em ở Mỹ cho biết cần phải phân biệt rõ ràng trước sự rối loạn về ngôn ngữ và sự nhầm lẫn ở vấn đề sử dụng ngôn ngữ. Khi một đứa trẻ học hai ngôn ngữ, chúng có thể dùng lẫn lộn. Ví dụ khi bạn đang giao tiếp bằng tiếng Việt, trẻ có thể pha lẫn tiếng nước ngoài vì có thể cách mà bố mẹ, thầy cô dạy tiếng Đức cho trẻ dễ dàng và hiệu quả hơn tiếng mẹ đẻ khiến trẻ nhớ đến từ ngữ đó trước. Đừng lo lắng vì đây là điều hoàn toàn bình thường, không có gì là rối loạn. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ giảm dần sự nhầm lẫn ngôn ngữ này, nhưng không có gì là nguy hiểm.

Những nghiên cứu khoa học của các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu tại Đại học Washington (Mỹ) đã cho thấy, trẻ em khi bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai ngooài ngôn ngữ mẹ đẻ sớm không những có khả năng phát âm chuẩn xác mà còn có khả năng tập trung vào vấn đề tốt hơn, phát triển các kỹ năng của mình như là quan sát và phân tích, từ đó tư duy của trẻ cũng được phát triển nhanh chóng.

2. Cho trẻ tiếp súc sớm với tiếng đức

Theo nhiều nghiên cứu, nếu các em được tiếp xúc với tiếng Đức càng sớm thì khả năng nắm bắt ngôn ngữ ( nước ngoài, cũng như tiếng mẹ đẻ) càng tốt vì càng nhỏ tuổi, trẻ em  lúc này ít bị lệ thuộc và chi phối bởi các phương pháp ngữ pháp và sự tư duy về ngôn ngữ đã được định hình. 

Tuy nhiên nên hiểu rằng, không phải các em cứ học ngoại ngữ sớm là giỏi. Gia đình nên nhớ là của việc học tiếng Đức hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn vào sự tác động của môi trường đức ngữ lên trí não của các em ( các em có sống trong một môi trường đức ngữ thường xuyên không, những yếu tố về sở thích hay tính hấp dẫn mà ngoại ngữ-tiếng Đức truyền tải cho các em) như vậy phụ huynh cũng nên hiểu rằng phương pháp học cũng tác động rất lớn đến việc tiếp thu ngôn ngữ của các em.

3. Phụ huynh lên học tiếng đức cùng con mình.

Hiện nay có rất nhiều website trên internet cũng như công cụ học tiếng Đức trực tuyến có chức năng tự động chấm điểm, sửa chữa và tổng hợp lỗi sai với mục đích giúp các em nhớ lâu, hiểu nhanh, cách thức vừa học vừa chơi. Vì vậy, các bậc cha mẹ không thạo tiếng Đức cũng có thể nắm được tình hình của con bằng các công cụ trên để có thể giúp trẻ có thể tập trung học hành. Phụ huynh muốn con giỏi tiếng Đức nên tạo nhiều cơ hội để con được tiếp xúc với tiếng Đức hàng ngày như cho trẻ nghe nhạc, xem phim có phụ đề tiếng Việt, chơi các trò chơi trí tuệ từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp đơn giản. 

Học tiếng đức hiểu quả cho trẻ em
Học tiếng đức hiệu quả cho trẻ em

 

4. Đừng cố ép bé phải học quá nhiều.

Nhiều phụ huynh vì lo lắng, mong muốn con mình tiến bộ nhanh nên cho nên áp dụng cho con một thời gian học kỹ càng, không chỉ đến các trung tâm mà còn thuê cả gia sư kèm cặp. Đó cũng là cách tạo cho các em một môi trường Pháp ngữ thường xuyên tuy nhiên đi kèm với vấn đề đó sẽ làm giảm đi khả năng thích thú khi học và cảm thấy việc học tiếng Đức là một gánh nặng, sẽ khiến sự chán nản xảy ra nhanh chóng.

Nói về điều này, ông " Gavan Iacono " đánh giá cao việc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học ngoại ngữ cho trẻ. Ông cho biết, điều đó rất tốt nhưng điều quan trọng không kém là việc các ông bố bà mẹ cần tránh gây áp lực tâm lý cho các em trong quá trình học tập vì nguyên tắc hàng đầu khi học ngoại ngữ là phải tạo tâm lý thoải mái, giúp các em yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc lên các em.

Ông cho biết thêm, trẻ em có thể mất một thời gian dài để tiếp nhận một ngôn ngữ mới trước khi sử dụng nó để nói, viết. Hơn nữa, việc tiếp thu một ngôn ngữ, luôn bắt đầu bằng một giai đoạn ngầm để người học tiếp nhận những âm điệu và đặc tính của ngôn ngữ đó, nghĩa là một đứa trẻ có thể không thực sự nói ra điều gì nhưng vẫn có thể ngầm tiếp nhận và ghi nhớ những gì chúng học một cách tự nhiên nhất. 

Có nhiều phương pháp để dạy tiếng Đức cho con trẻ. Đặc điểm lứa tuổi này là các em thích nói về chính bản thân của mình, gia đình, thích những cuốn sách, tranh hình vẽ, màu sắc rực rỡ, vẽ, thích nghe hát và hát để gây sự chú ý của mọi người xung quanh, thích ăn quà, vui chơi và được nghe kể chuyện. Cho nên, bố mẹ nên tận dụng điều này để tạo nên một môi trường Pháp âm, giúp trẻ học tiếng Đức tốt hơn thông qua các bài hát, các trò chơi thú vị. Khi dùng các hình thức này sẽ giúp trẻ yêu thích trong  việc học một ngôn ngữ mới đồng thời tạo nên sự tự tin trong giao tiếp cho các em , bởi trẻ đang học theo cách vui vẻ và thoải mái nhất.
Chia sẻ bài viết : Facebook Google Twitter